Phụng Vụ Lời Chúa: Mùa Chay tuần 3

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Như thường lệ chúng ta trước hết hãy theo dõi bài suy niệm và chia sẻ CN 3 Mùa Chay cho Tuần 3 Mùa Chay của Đức TGM Ngô Quang Kiệt,
sau đó chúng ta tiếp tục với toàn bộ PVLC kèm theo các bài chia sẻ cùng hạnh các thánh ở những đường kết nối từng ngày trong tuần.

CÁI NHÌN NỘI TÂM

I.TẤMBÁNH LỜI CHÚA

- Xh 3,1-8a.13-15

- 1Cr 10,1-6.10-12

Lc 13, 1-9

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Mùa Chay là mùa sám hối. Sám hối là đổi mới tâm hồn. Muốn đổi mới tâm hồn, phải đổi mới cách nhìn về con người và cuộc đời, về bản thân và tha nhân. Hôm nay, Chúa Giêsu dạy ta những cách nhìn thời cuộc và biến cố theo tinh thần của Người.

Thông thường, trước một biến cố, ta dễ có cái nhìn chính trị. Hôm nay, người ta thuật lại việc Philatô giết những người Do thái trong Đền thờ. Thời ấy, đế quốc Rôma đang thống trị nước Do thái. Philatô là viên tổng trấn của Rôma. Tường thuật biến cố đau thương này, người ta mong Chúa Giêsu có cái nhìn chính trị, dấn thân vào chính trị. Người ta mong Chúa Giêsu kết án Philatô. Không bàn chính trị, không làm chính trị, cho dù sau này Chúa Giêsu vẫn bị kết án vì một tội chính trị. Không kết án Philatô, dù sau này chính Người bị viên tổng trấn này kết án.

Trước mọi biến cố, Chúa Giêsu muốn ta có một cái nhìn tôn giáo, vượt lên trên lĩnh vực chính trị. Từ một câu hỏi thuộc bình diện chính trị, Chúa Giêsu đã đưa ra một giải đáp thuộc bình diện tôn giáo. Từ một biến cố gây xôn xao dư luận, Chúa Giê-su mời gọi ta hãy ăn năn sám hối. Từ cái chết của thể xác, Chúa Giê-su hướng suy nghĩ ta tới cái chết của linh hồn: “Các ông tưởng mấy người Galilê đó bị như vậy là vì họ tội lỗi hơn những người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết, không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy”.

Đối với người khác, ta dễ có cái nhìn kết án. Khi gặp một người mù từ thuở mới sinh, người ta hỏi Chúa Giêsu: “Đây là do tội nó hay tội của cha mẹ nó”? Gặp người phụ nữ phạm tội ngoại tình, người ta muốn kết án chị. Người ta có thói quen cho rằng thành công là ân huệ Chúa thưởng cho người đạo đức, còn tai hoạ là hình phạt Chúa dành cho kẻ tội lỗi. Hôm nay, chứng kiến những nạn nhân bị thiệt mạng, những người tường thuật đều nghĩ rằng những nạn nhân ấy chết vì họ tội lỗi, còn tôi vô sự, điều đó chứng tỏ tôi vô tội. Chúa Giêsu lên tiếng cảnh báo họ: Các ông cũng là kẻ tội lỗi. Nếu các ông không ăn năn hối cải, các ông sẽ chết thảm khốc hơn những nạn nhân kia nữa. Chúa Giêsu dạy ta có cái nhìn bao dung. Nếu có phải xét đoán, hãy xét mình trước khi xét người. Nếu có phải lên án, hãy lên án chính bản thân mình trước khi lên án người khác: “Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt ngươi trước, rồi ngươi sẽ thấy rõ để lấy cái rác ra khỏi mắt anh em”. “Ai trong các ông vô tội hãy ném đá chị này trước đi”.

Sau cùng, ta thường có cái nhìn ảo tưởng. Ta xây dựng những chương trình to lớn, những tham vọng đổi mới xã hội. Chúa Giêsu dạy ta hãy có cái nhìn thực tế: Đừng ảo tưởng với những chương trình to tát, lấp biển vá trời. Hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ bé. Đừng có ảo tưởng đổi mới xã hội, cải tạo thế giới. Trước hết, hãy đổi mới chính mình, cải tạo bản thân mình. Tục ngữ Trung quốc có câu: Nếu mỗi người trồng hoa trước cửa nhà mình, cả thế giới sẽ biến thành một vườn hoa đẹp. Đổi mới chính mình đó là góp phần vào đổi mới thế giới.

Với những bài học ấy, Chúa Giêsu hướng ánh mắt ta lên cao, vượt thoát lĩnh vực tự nhiên để vươn tới lĩnh vực siêu nhiên. Với những bài học ấy, Chúa Giêsu hướng cái nhìn của ta xuyên qua những lớp bì phu bên ngoài để soi chiếu vào chiều sâu nội tâm. Với những bài học ấy, Chúa Giêsu hướng cái nhìn của ta ra khỏi những ảo tưởng, đối diện với thực tế bản thân để trước mỗi biến cố ta tự xét và đổi mới chính mình.

Lạy Chúa, xin đổi mới trái tim con.

III. KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1- Trong các biến cố, bạn có tìm thấy ý Chúa không?

2- Bạn có nghĩ rằng hễ ai gặp may thì đó là người đạo đức, ai gặp tai nạn thì đó là người tội lỗi không?

3- Muốn đổi mới gia đình, xã hội, phải đổi mới bản thân trước. Bạn nghĩ sao về điều này?

Tuần III Mùa Chay

(xin bấm vào hàng chữ trên để theo dõi các bài chia sẻ PVLC hàng ngày và hạnh các thánh tùy ngày trong tuần)

Chúa Nhật

Bụi gai bốc cháy - Bụi lửa quang vinh! https://youtube.com/live/bm-W9gVqlNs

MC.CN4-C.mp3 / https://youtu.be/HqgL-F8iIhQ

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTin.CNIIIMC-C.mp3 / https://youtu.be/7PWP1IDSo4g

ThanhTuribioMongrovejo.mp3 / https://youtu.be/FXus0U4rQng (23/3 - Chúa Nhật)

MC.III-2.mp3

MeMariaDuocThuThaiNgoiLoiNhapThe.mp3 / https://youtu.be/_J7BW_eE5fo (25/3 - Thứ Ba)

MC.TuanIII-3.mp3

MC-TuanIII.4.mp3

MC-TuanIII-5.mp3

MC.TuanIII-6.mp3

MC-TuanIII.7.mp3

0

Suy niệm

Hôm nay, Chúa Nhật Tuần thứ ba Mùa Chay. Phụng Vụ Lời Chúa hướng về lòng thương xót của vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, luôn trung thành với dự án cứu độ của mình và tìm hết cách để cứu độ con người cho bằng được, cho dù có phải chịu đựng lỗi lầm của họ nhưng vẫn thương cảm và nhẫn nại đợi chờ họ.

Thật vậy, ngay trong Bài Đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy một mạc khải thần linh về Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, luôn trung thành với dự án cứu độ của Ngài, do chính Ngài tỏ mình ra cho chúng ta biết nơi tên của Ngài được Ngài lần đầu tiên cho nhân loại biết qua Moisen ở một cuộc thần hiển (theophany).

Chính cuộc thần hiển cũng đã nói lên đích danh của Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, vị Thiên Chúa minh nhiên tự xưng tên của Ngài "Ta là Ta / I am who am", hay "Ta là Đấng Có" hoặc "Ta là Hiện Hữu". Tức Thiên Chúa là Đấng Tự mình mà Có - Tự Hữu, luôn luôn Có hay lúc nào cũng Có - Hiện Hữu, Có một cách vĩnh viễn, không bao giờ cùng - Hằng Hữu, cho dù con người có qua đi, vì con người là loài tạo vật sống trong thời gian và không gian không thể tồn tại như Thiên Chúa, và Có một cách hoàn hảo viên mãn - Toàn Hữu.

Đó là lý do cũng trong Bài Đọc 1 hôm nay, Ngài còn có một tên phụ, hay biệt danh nữa, hoàn toàn phản ảnh tên chính của Ngài hay tên gọi của Ngài, có thể nói đó là tên họ của Ngài, vì tên họ là tên bao giờ cũng liên quan đến giòng họ, đến người khác, và ở đây tên họ này của Thiên Chúa trực tiếp liên quan đến loài người tạo vật: "'Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em'. Ðó là danh Ta cho đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ".

Chính tên thật của Thiên Chúa: "Ta là Ta", "là Có, "là Hiện Hữu", được phụ họa bởi tên họ của Ngài "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp", đã được chính Thiên Chúa, trước khi diễn tả bằng ngôn từ của loài người như thế, đã được Ngài tỏ ra bằng một hiện tượng "bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi" xẩy ra ở khu vực "núi Horeb là núi của Thiên Chúa". 

Hiện tượng thần hiển (theophany) "bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi" nàycó ít là 3 ý nghĩa có thể suy diễn như sau: 

1-2. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (1) và Mầu Nhiệm Chúa Kitô (2): "bụi gai" ám chỉ chính Chúa Kitô, nhân tính của Chúa Kitô và cuộc khổ nạn của Chúa Kitô; "bốc lửa mà không bị thiêu rụi" - "lửa" ám chỉ Thánh Linh và thần tính của Chúa Kitô, "không bị thiêu rụi" ám chỉ cuộc phục sinh của Người bởi quyền phép Thánh Linh (xem Roma 8:11); Thiên Chúa Ngôi Cha chính là tiếng nói "từ giữa bụi gai gọi ông", một nhân vật trở thànhtiền thân về một vị tiên tri như ông và đến sau ông là Chúa Kitô, như đã được ông tiên báo cùng dân Do Thái trước khi ông qua đời (Đệ Nhị Luật 18:5).

3. Mầu nhiệm Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái: dân tộc Do Thái chẳng khác nào như một "bụi gai", ám chỉ tội lỗi của họ và thử thách đức tin của họ, thế nhưng dân tộc Do Thái là một "bụi gai bốc lửa", ở chỗ họ càng tội lỗi và bất trung phản bội họ càng thấy được tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa đối với họ, hay nói cách khác, Tình Yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa càng có dịp được sáng tỏ nơi tội lỗi bất trung của họ, chẳng những khiến họ nhận biết Ngài mà còn cả dân ngoại cũng nhận biết Ngài qua họ nữa.

Ngài chẳng những không tiêu diệt họ bởi tội lỗi kinh khủng của họ, nhờ đó họ mới "không bị thiêu rụi": "bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi". Ít là 2 lần Ngài đã tỏ tường tuyên bố ý định Ngài muốn tận diệt họ: lần đầu khi họ thờ bò vàng (xem Xuất Hành đoạn 32), và lần thứ hai sau khi các thám tử của họ âm thầm bí mật thăm dò Đất Hứa trở về (xem Dân Số đoạn 14), mà trái lại, Ngài còn có thể bất chấp mọi sự bất lợi nơi họ để hoàn tất trọn vẹn, một cách vô cùng khôn ngoan và toàn năng, "dưới đất cũng như trên trời" tất cả những gì Ngài hứa với họ, đúng như giao ước Ngài đã tự động ký kết với tổ phụ họ là Abraham, Isaac và Giacóp.

Đó là lý do trong lệnh sai đi của Ngài truyền cho Moisen bấy giờ, Thiên Chúa đã nhân danh Ngài là vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, Vị Thiên Chúa "là hiện hữu" luôn ở cùng dân Do Thái ngay từ ban đầu, Vị "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp", kéo dài qua ba đời tượng trưng cho những gì là tính cách vĩnh viễn Ngài muốn ở với dân tộc được Ngài tuyển chọn. Lệnh sai đi của Ngài, bao gồm chẳng những ý nghĩa nhân danh Ngài mà còn lấy danh dự của Ngài mà bảo đảm cho sứ vụ của Moisen là môi giới trung gian của Ngài nữa, như sau:

"Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: 'Ðấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em'.... 'Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em'".

Trước tình yêu vô cùng nhân hậu mà Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình tỏ ra như thế, bất chấp mọi tội lỗi bất trung của mình, dân Do Thái, nếu thực sự cảm nhận được Ngài, không thể nào không có một cảm nghiệm thần linh như thánh vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. 

2) Người đã thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. 

3) Chúa thi hành những sự việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel. 

4) Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. 

Bài Đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại cũng nhắc nhở cho các Kitô hữu Do Thái ở Giáo đoàn Corintô trong Thư Thứ Nhất của ngài về việc Thiên Chúa luôn ở bên chăm sóc cho dân của họ trong Cựu Ước, bao gồm cả những người sống bất xứng với tình yêu của Thiên Chúa:

"Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết điều này, là tất cả cha ông chúng ta đã được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môsê mà được thanh tẩy, dưới áng mây và trong lòng biển; tất cả đã ăn cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng liêng. Thật vậy, tất cả đã uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên, không phải phần đông trong họ đã sống đẹp lòng Chúa, vì họ đã bị gục ngã trong hoang địa".

Những người anh chị em "đã bị gục ngã trong hoang địa" đâyvì đã "không sống đẹp lòng Chúa" ở chỗ nào,cũng được Thánh Phaolô cho biết rõ hơn như thế này: "Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như những người đó đã chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như một số người trong bọn họ đã làm, và đã vong mạng bởi tay một sứ thần huỷ diệt". 

Thánh Phaolô chẳng những đã kêu gọi Kitô hữu Do Thái đừng noi gương bắt chước thành phần tội lỗi bất xứng trong Cựu Ước ấy, như được Thánh Kinh Cựu Ước cho thấy: "Những việc đó đã xảy đến cho họ để làm gương, và đã được ghi chép để răn bảo chúng ta là những người đang sống trong thời đại cuối cùng", mà cònhướng về tương lai, ở chỗ cảnh giác thành phần tưởng mình không giống như những trường hợp của người xưa, sống khá hơn những cha ông của họ: "ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã". 

Tại sao thế? Tại vì mỗi thời có một hoàn cảnh riêng, một bối cảnh lịch sử khác nhau. Người xưa đã sống bất xứng trong bối cảnh lịch sử vào thời của họ, vào thời của Thánh Phaolô, thời Tân Ước, bối cảnh lịch sử lại khác, với những cám dỗ khác, những thử thách khác, nhất là những cám dỗ và thử thách ở vào một thời điểm rất nguy hiểm, được Thánh Phaolô nói đến trong Bài Đọc 2, đó là "thời đại cuối cùng", một thời điểm đầy những tiên tri giả và kitô giả.

Chính Chúa Kitô, trong Bài Phúc Âm hôm nay, cũng đã cảnh báo cho "những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh" rằng: 

"Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy".

Trong câu Chúa Giêsu cảnh giác về hoạn nạn khốn khổ trên đây có thể vừa là hậu quả của tội lỗi vừa không là hậu quả của tội lỗi, tùy theo từng trường hợp. 

Gian nan khốn khổ không là hậu quả của tội lỗi, như 2 trường hợp được Chúa Giêsu kể đến trong bài Phúc Âm hôm nay, đó là trường hợp của "mấy người xứ Galilê bị ngược đãi" bởi "quan Philatô" và trường hợp "mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết", và là 2 trường hợp Người đã khẳng định rằng: "không phải thế", không phải "là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê", không phải họ "tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem".

Tất nhiên, ở đây không ai chối cãi được rằng đã là người đều là tội nhân, và chính đau khổ họ chịu trên đời là hậu quả của tội lỗi, dù là một thai nhi vô tội bị mẹ sát hại ngay trong bụng bà. Thế nhưng, "vô tội" ở đây theo nghĩa tương đối, áp dụng cho thành phần ít tội hay ngây thơ vô tội, chẳng hạn thành phần ở làng mạc quê mùa chất phác, phạm tội mà không biết, không phải vì họ đã cứng lòng hay mất hết ý thức tội lỗi, như những người khôn ngoan thông thái và văn minh tân tiến đồng thời.

Thật vậy, thực tế cho thấy, những tai ương hoạn nạn về thiên tai, như động đất, hay xẩy ra ở Ấn Độ hay A Phú Hãn v.v., thậm chí cả nhân tai như chiến tranh cũng thế, thường xẩy ra ở những vùng hẻo lánh, những vùng nghèo nàn, chứ ít khi xẩy ra ở những vùng ăn chơi tội lỗi. Như thế, phần đông và đa số nạn nhân của thiên tai và nhân tai là thành phần nạn nhân "vô tội" hay "ít tội" hoặc "nhẹ tội" hơn thánh phần văn minh hưởng thụ. 

Dường như Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng Thần Linh làm chủ lịch sử này cố ý muốn để xẩy ra như thế, theo lòng thương xót của Ngài để cứu cả kẻ lành lẫn người dữ nhờ người lành, qua những tai họa và khốn khó người lành hay "vô tội" chịu trên đời này, hợp với giá cứu chuộc vô giá của Con Thiên Chúa. 

Đúng vậy, chính vì thành phần nạn nhân "vô tội", hay "ít tội" hoặc "nhẹ tội", ở một nghĩa nào đó, mới có giá trị "đền tội" thay cho những người anh chị em ăn chơi tội lỗi của họ, như chính thân phận của Con Thiên Chúa làm người, một Người Tôi Tớ của Thiên Chúa được Tiên Tri Isaia (53:11b-12) diễn tả như sau:

"Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chínhvà sẽ gánh lấy tội lỗi của họ.Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản,và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt,nó sẽ được chia chiến lợi phẩm,bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn ngườivà can thiệp cho những kẻ tội lỗi".

 

Ở đây, Lời Chúa qua miệng Tiên Tri Isaia trên đây về một Đấng Thiên Sai tương lai, mà thành phần nạn nhân "vô tội" trong giòng lịch sử loài người phản ảnh Người, đã cho chúng ta thấy hiện lên ý nghĩa của chủ đề cho chung Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh là "Tôi tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy lại" (Gioan 10:17).

 

Nếu đối với thành phần nạn nhân "vô tội" phải chịu đựng những hoạn nạn khốn khó gây ra bởi thiên tai và nhân tai có thể nói là cái giá họ phải trả cho anh chị em tội lỗi "cần đến lòng thương xót Chúa hơn" của họ, hơn là cho chính họ, thì thành phần nạn nhân "vô tội" này, hay chính hoạn nạn khốn khổ họ chịu, còn có tính cách cảnh báo hay cảnh tỉnh thành phần "tội lỗI" đáng trừng phạt, bằng không, không chịu ăn năn thống hối, thì những hoạn nạn khốn khổ như thế hay hơn thế sẽ trở thành hình phạt giáng xuống trên những ai tội lỗi không chịu ăn năn thống hối, đúng như lời Chúa Giêsu cảnh báo trong bài Phúc Âm hôm nay: "Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy".

Thực tế đã chứng thực cho thấy như vậy, thành phần ở những nơi an toàn nhất, nhưng ăn chơi và có thể nói là sa đọa về luân lý nhất, cứ coi thường biết bao nhiêu là cảnh báo của Thiên Chúa trước những tai ương hoạn nạn gây ra cho thành phần nạn nhân vô tội, chẳng hạn các thai nhi bị hủy hoại ngay trong lòng mẹ, nên những nơi như New York đã không ngờ bị khủng bố tấn công ngày 11/9/2001 ngay giữa thanh thiên bạch nhật, hay Paris ngày 13/11/2015 cũng thế v.v.

Dầu sao, New York và Paris cũng là những dấu cảnh báo cho toàn thế giới biết rằng tội lỗi của con người đã lên tới mức nguy hiểm, nếu không ăn năn thống hối, chắc chắn những gì đã được tiết lộ ở Bí Mật Fatima phần thứ ba và được Giáo Hội công bố ngày 26/6/2000 sẽ được ứng nghiệm, như nó đang được ứng nghiệm từng ly từng tí từ thế kỷ 20 sau Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917 đến nay.

Thời gian 100 năm của chiếc Tầu Noe trong trận hồng thủy ngày xưa (xem Khởi Nguyên 5:32 và 7:6), dường như am hợp với biến cố Thánh Mẫu Fatima 1917 (vừa qua 100 năm) là biến cố mà tất cả Bí Mật Fatima là "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria", một Trái Tim "là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa" (Lời Mẹ ngày 13/6/1917), một Trái Tim chính Thiên Chúa "đã muốn thiết lập trên thế giới" để nhờ đó "thế giới có hòa bình và nhiều linh hồn được cứu rỗi" (Lời Mẹ ngày 13/7/1917). Tình hình lịch sử thế giới sau 100 năm biến cố Thánh Mẫu Fatima dường như càng căng thẳng đến rùng rợn, ở cả Trung Đông lẫn Biển Đông thuộc Á Châu, và ở cả Âu Châu lẫn Phi Châu và Mỹ Châu, liên quan đến cả chính trị và quân sự, kinh tế và xã hội v.v., nhất là ở Đông Âu từ ngày 24/2/2022 đến nay, nơi cuộc xâm chiếm trắng trợn của đại cường Nga muốn ăn tươi nuốt sống dân nước Ukraine một cách vô cùng gian ác mà vẫn chưa được sau hơn 1 ngàn ngày vào hôm 19/11/2024, như thể thế chiến thứ 3 có thể bùng nổ bất cứ lúc nào và sắp bùng nổ đến nơi rồi vậy, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực sự công khai và chính thức nói mấy lần là đã đang diễn ra thế chiến thứ ba ở từng vùng nhiều nơi trên thế giới hiện nay.

Cho dù hoạn nạn khốn khổ gây ra bởi thiên tai hay nhân tai, cho thành phần "vô tội" hay "tội lỗi" thì tựu kỳ trung ý muốn tối hậu của Vị Thiên Chúa vô cùng yêu thương nhân ái cũng chỉ muốn cứu độ con người tạo vật đáng thương của mình mà thôi, nhất là thành phần kẻ dữ, thành phần tội lỗi, thành phần tự bản chất, dù họ nhìn nhận hay không, là bệnh nhân, là các kẻ bị tật nguyền, cần đến Lòng Thương Xót Chúa hơn ai hết và hơn bao giờ hết, thành phần chiên lạc mà Con Thiên Chúa đến để "tìm kiếm và cứu vớt" (Luca 19:10).

 Do đó, Người vẫn nhẫn nại tìm kiếm họ, cho dù cuộc đời họ cứ sống bê bối, chẳng sinh hoa trái gì như Ngài mong muốn, đến độ, theo tính toán trần gian, chỉ đáng chặt bỏ cho xong, cho có lợi hơn, thế mà Ngài vẫn nhẫn nại đợi chờ, khi còn thời gian, đúng như phần cuối của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy:

"Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: 'Kìa, ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!' Nhưng anh ta đáp rằng: 'Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi'".

Nếu"Người trồng một vây vả" đây là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên từng người một theo hình ảnh thần linh của Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26-27), và "cây vả" đâylà từng con người được Thiên Chúa dựng nên trên trần gian này, thì "người làm vườn" đây là thành phần ngôn sứ của Thiên Chúa, thành phần thừa tác viên của Chúa Kitô, thành phần thay Người chăm lo lợi ích thiêng liêng cho những ai được trao phó cho các vị.

Tuy nhiên, thành phần thừa tác viên phục vụ mầu nhiệm thánh của Người phải làm sao phải trở thành hiện thân và chứng nhân của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa mới xứng hợp với sứ vụ của mình, như thái độ của "người làm vườn" trong bài Phúc Âm hôm nay, một con người biết tỏ ra quí cây vả vô bổ như là của mình, dù chính yếu là của ông chủ, biết bênh đỡ cây vả đáng bị đốn đi, lấy chính thế giá của mình ra mà hứa thay cho cây vả, và nhất là tin tưởng cây vả, rồi tìm hết cách để làm cho nó từ tình trạng tàn héo trở thành tốt tươi như lòng mong muốn của chủ, như một Moisen đã xin Thiên Chúa đừng tru diệt dân Do Thái 2 lần (xem Xuất Hành đoạn 32 và xem Dân Số đoạn 14), thậm chí đã dám hy sinh cả tên của mình trong sổ sự sống để cứu lấy đám dân quá hư đốn đáng trừng phạt của mình (xem Xuất Hành 32:31-32).

Trong Kinh Năm Thánh Tình Thương của Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng đã mở Năm Thánh Ngoại Lệ về Tình Thương (8/12/2015 - 20/11/2016), một trong những ý nguyện chính cần nguyện cầu, hay một trong những thành phần cần cầu nguyện cho đó là chính Giáo Hội nói chung và thành phần thừa tác viên thánh vụ của Giáo Hội nói riêng:

"Chúa là dung nhan hữu hình của Chúa Cha vô hình, của Vị Thiên Chúa tỏ hiện quyền năng của Ngài ra trên hết ở nơi việc tha thứ và tình thương: Xin cho Giáo Hội trở thành dung nhan hữu hình của Chúa là Chúa phục sinh vinh hiển của mình trên thế giới này. Chúa muốn rằng các thừa tác viên của Chúa cũng mặc lấy tính chất yếu hèn để các vị có thể cảm thương những ai vô thức và lỗi lầm: Chớ gì hết mọi ngưòi đến với các vị đều cảm thấy được Thiên Chúa tìm kiếm, yêu thương và tha thứ".